Chúng tôi là ai

Chương trình Hành động Quốc gia về Nhựa

NPAP là chương trình đối tác đa phương đa chủ thể được chính phủ thiết lập, cho phép thực hiện hợp tác giữa chính phủ và các đối tác quan trọng khác để chuyển những cam kết về rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa thành hành động. NPAP, như một phần của Chương trình Đối tác hành động Toàn cầu về Nhựa (GPAP), có mục tiêu định hình thế giới bền vững và toàn diện hơn thông qua việc loại bỏ ô nhiễm nhựa

images

Thách thức của Việt Nam

Hiện nay, mỗi năm Việt Nam thải ra khoảng 22 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó khoảng 3,7 triệu tấn là rác thải nhựa và lượng này ngày càng tăng, gây nhiều nguy hại cho môi trường. Và con số này dự kiến sẽ tăng 36% trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2030.

Chỉ có khoảng 10 – 15% rác thải nhựa ở Việt Nam được thu gom để tái chế,

Theo dự báo của các chuyên gia quốc tế, tỷ lệ rác thải nhựa vô tình thải ra môi trường nước của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 106% từ năm 2021 đến năm 2030. Chỉ có khoảng 10 – 15% rác thải nhựa của Việt Nam được thu gom để tái chế.

3.7Triệu

TẤN NHỰA

36%

TĂNG

15%

TÁI CHẾ

images

Mục tiêu của Việt Nam

  • 75% lượng rác thải nhựa đại dương được giảm thiểu và 100% ngư cụ bị loại bỏ, rơi hoặc mất ngoài đại dương được thu gom vào năm 2030.
  • 100% nhựa dùng một lần hoặc nhựa khó phân hủy được loại bỏ tại các điểm du lịch ven biển, và các khu bảo tồn ven biển được đảm bảo không rác thải nhựa vào năm 2030.
--- Who we are ---

dots

Ban Lãnh đạo NPAP tổ chức phiên họp lần thứ 3 xem xét kết quả thực hiện Kế hoạch công tác 2023 và thảo luận để tạo đà cho năm 2024 và các định hướng khác cho những năm tới.
Cuộc họp này cũng ra mắt Nhóm công tác về bình đẳng giới và hòa nhập, do Đại sứ quán Canada tại Việt Nam chủ trì và Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE) đồng chủ trì và được thành lập với 13 thành viên thuộc các lĩnh vực.

Tháng 12

2023

Đánh giá bối cảnh giới trong chuỗi giá trị nhựa tại Việt Nam lần đầu tiên được giới thiệu nhằm lồng ghép các vấn đề về giới và tính toàn diện trong hệ thống quản lý rác thải nhựa, với sự hợp tác của Đại sứ quán Canada tại Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Tháng 8

2023

Nhóm kỹ thuật đầu tiên của NPAP, tập trung vào Đổi mới sáng tạo và Khơi dòng tài chính, được thành lập với 12 thành viên, đề từ các tổ chức thuộc nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và quốc tế.

Tháng 5

2023

Phiên họp thường niên lần 2 của Nhóm Công tác NPAP được tổ chức tại Hà Nội để thông qua kế hoạch hành động năm 2023 và tập hợp các đối tác, thành viên cùng hợp tác để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa ở Việt Nam.

Tháng 4

2023

Báo cáo Nghiên cứu, đánh giá tình hình phát sinh, quản lý rác thải nhựa và đề xuất giải pháp, lộ trình giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam được công bố lần đầu trực tuyến trên trang web của GPAP (link) trước khi được giới thiệu chính thức tới tất cả các thành viên của NPAP trong Hội nghị thường niên của Nhóm Công tác NPAP vào tháng 4 – 2023.

Tháng 12

2022

UNDP Việt Nam trở thành tổ chức chủ trì của NPAP

Tháng 8

2022

Nhóm Công tác của NPAP có quyết định thành lập và ra mắt lần đầu tiên vào Tháng 3 – 2022.

Tháng 11

2021

Nhóm chuyên gia của NPAP được hình thành

Tháng 4

2020

Thành lập Ban Thư ký NPAP, và liên kết với 150+ đối tác

Tháng 3

2020

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và Bộ Tài nguyên và Môi trường ký Ý định thư về hợp tác hỗ trợ Việt Nam giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cam kết hợp tác với Chương trình đối tác hành động toàn cầu về nhựa (GPAP) về tập hợp các chủ thể công và tư để thực hiện các sáng kiến, các chiến lược nhằm giải quyết ô nhiễm nhựa và phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam và AEAN thông qua đối thoại chính sách, quan hệ đối tác mới và cơ hội hợp tác.

Tháng 1

2019

--- Who we are ---

Operational Structure

images

Chia sẻ sáng kiến của bạn với NPAP?

Nếu bạn có sáng kiến gì hãy liên hệ để chia sẻ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn ngay khi có thể.